Giảm tiểu cầu là gì? Có nguy hiểm không?

13 Tháng Ba, 2021

Thế nào là giảm tiểu cầu?

  • Giảm tiểu cầu mô tả tình trạng tiểu cầu thấp hơn mức bình thường trong máu.
  • Số lượng tiểu cầu dưới 15 x 109 /lít máu.
  • Dù số lượng tiểu cầu giảm, chức năng của chúng vẫn được duy trì.

Khi số lượng tiểu cầu quá thấp thì quá trình đông máu sẽ bị chậm lại, có thể gây chảy máu tự phát bên ngoài, chảy máu bên trong hoặc chảy máu dưới da.
Đối với các trường hợp giảm tiểu cầu nhẹ, chức năng đông máu và cầm máu có thể vẫn bình thường.

Triệu chứng giảm tiểu cầu là gì?

  • Giảm tiểu cầu nhẹ:

+ thường không có triệu chứng
+ chỉ tình cờ phát hiện khi thực hiện xét nghiệm huyết đồ

  • Giảm tiểu cầu nặng: < 20 x 109 /lít máu

+ thường chảy máu kéo dài khi bị đứt tay, chân
+ rong kinh trong thời kỳ kinh nguyệt

  • Giảm tiểu cầu nặng: < 10 x 109 /lít máu – 20 x 109 /lít máu

+ gây chảy máu tự phát
+ thường gặp là xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc mũi, miệng, họng, niêm mạc ống tiêu hóa
+ chảy máu cam, chảy máu chân răng, có máu trong nước tiểu hoặc phân,…
+ xuất hiện các nốt xuất huyết nhỏ dưới da, đỏ

Nguyên nhân giảm tiểu cầu là gì?

  • Virus:

+ Quai bị, thủy đậu, rubella viêm gan B, viêm gan C, HIV,…
+ Khi cơ thể nhiễm virus tủy xương có thể tạo ra ít tiểu cầu hơn.

  • Thuốc:

+ có thể ức chế khả năng tạo tiểu cầu của cơ thể
+ hoặc tạo ra các kháng thể gây phá hủy tiểu cầu

  • Bệnh lý ác tính:

Một số bệnh ung thư vì tế bào ung thư ngăn chặn việc sản sinh các tiểu cầu mới.

Giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

  • Giảm tiểu cầu nhẹ:

Cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết rất nhẹ.

  • Giảm tiểu cầu nặng:

+ Chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục,…
+ có thể gây ra xuất huyết não – màng não ảnh hưởng tới tính mạng.
Do đó phải thật cẩn thận trong sinh hoạt:
+ không nên chạy nhảy và hoạt động nặng
+ hạn chế đánh răng hoặc xỉa răng
+ không nên ăn những vật cứng như mía, xương.

  • Nếu xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc như:

+ chảy máu cam
+ chảy máu nướu răng
+ chảy máu giác mạc
Nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra số lượng tiểu cầu, tránh trường hợp xuất huyết do giảm tiểu cầu và tìm ra nguyên nhân.
Quá trình tiến triển của bệnh đối với trường hợp mạn tính có thể kéo dài trong vài năm.
Tuy nhiên, bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh nếu biết cách quản lý tình trạng bệnh tốt, thậm chí cả với những trường hợp nặng.