Xét nghiệm Sắt huyết thanh: chẩn đoán bệnh gì?

30 Tháng Mười, 2020

Ý nghĩa của sắt trong máu

  • Có trong tất cả các tổ chức của cơ thể, cơquan nội tạng: gan, lách, tủy xương,..
  • Trong các cơ chế chuyển hóa, sắt tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy, tổng hợp DNA.
  • Trong quá trình ăn uống bình thường, sắt đi vào cơ thể nhưng được hấp thụ rất ít, chỉ dưới 10% sắt được hấp thụ.
  • Nhu cầu sắt với mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, sự phát triển của cơ thể,… Riêng phụ nữ, các quá trình kinh nguyệt, thai nghén và nuôi con bú cũng cần lượng sắt lớn hơn.

Khi nào thì cần xét nghiệm Sắt huyết thanh?

  • Khi thực hiện một số xét nghiệm như tổng phân tích máu, hemoglobin có kết quả bất thường.
  • Nghi ngờ bạn bị bệnh thiếu máu,  biểu hiện như:
    • da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
    • lông, tóc, móng khô dễ gãy.
    • thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế
    • tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực…

Những điều cần biết khi làm xét nghiệm Sắt huyết thanh

  • Tốt nhất nên nhịn ăn để lấy máu làm xét nghiệm, chỉ uống nước lọc.
  • Bạn nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng, trước 10 giờ, bởi đây là khoảng thời gian sắt huyết thanh đạt nồng độ cao nhất.
  • Xét nghiệm Sắt huyết thanh được phân loại ở 3 trường hợp hay gặp: Thiếu sắt, Thừa sắt, Rối loạn chuyển hóa sắt.

Xét nghiệm sắt huyết thanh chẩn đoán bệnh gì?

  • Ở người bị thiếu máu, các xét nghiệm này sẽ giúp xác định nguyên nhân gây thiếu sắt, do bệnh lý mạn tính, cấp tính hay yếu tố khác.
  • Ở người bị ngộ độc sắt.
  • Ngoài ra, xét nghiệm sắt huyết thanh cũng cần thiết trong sàng lọc bệnh tan máu di truyền Thalasseima, bệnh di truyền nhiễm sắc tố sắt mô, bệnh di truyền liên quan đến dự trữ sắt.